Vai trò Lãnh đạo của cấp ủy trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành Tài chính
2024-04-24 15:19:00.0
Hiện nay, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, là yêu cầu khách quan chung của sự phát triển. Trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng phổ biển, mà còn là yêu cầu tất yếu, khách quan đối với mỗi quốc gia; trong cơ quan, đơn vị, trong mọi lĩnh vực. Xác định, chuyển đổi số là phương thức quan trọng để thực hiện ý chí, khát vọng phát triển đất nước nhanh, bền vững. Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến chuyển đổi số trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025; Sở Tài chính xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về hiện đại hóa nền hành chính của Ngành Tài chính trong chương trình tổng thể cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và chuyển đổi số theo từng giai đoạn và hằng năm.
Một là công tác lãnh đạo chỉ đạo
Từ bối cảnh và thực tiễn như trên, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong cơ quan Tài chính, đối với lĩnh vực tài chính là điều tất yếu xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của người dân, doanh nghiệp và là một thách thức không nhỏ đối với ngành Tài chính vừa để đảm bảo thực hiện đúng các quy định, chích sách của Bộ Chính trị, Chính phủ về chuyển đổi số, vừa để phù hợp với xu thế của xã hội, đáp ứng tốt cho các hoạt động, dịch vụ tài chính số phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đảng uỷ, Ban giám đốc Sở Tài chính xác định chuyển đổi số thuộc lĩnh vực Tài chính là một nhiệm vụ quan trọng, với quyết tâm cao trong công lãnh đạo chỉ đạo và điều hành của Đảng bộ Sở Tài chính, gắn các nhiệm vụ chuyên môn được xong hành lồng ghép với các nhiệm vụ của tỉnh tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 20/4/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Sở Tài chính đã thành lập ban chỉ đạo, ban hành kế hoạch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và kế hoạch cụ thể hàng năm, xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số của ngành Tài chính. Chỉ đạo các cấp uỷ, người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chủ trì tham mưu, lãnh đạo thực hiện chuyển đổi số thuộc lĩnh vực quản lý; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về các chủ trương, chính sách liên quan đến chuyển đổi số và thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo phương châm: Nhận thức đóng vai trò quyết định; lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; nền tảng số là đột phá; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin là then chốt; tạo sự đồng thuận vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể trực thuộc trong cơ quan về chuyển đổi số.
Ngoài ra, cấp uỷ, chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo tạo mọi điều kiện cho công chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực về chuyển đổi số để trở thành lực lượng nòng cốt tham mưu về chuyển đổi số. Phối hợp với các đơn vị tổ chức quán triệt, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn đến cán bộ, đảng viên công chức, người lao động nhận thức rõ việc chuyển đổi số, tạo lập thói quen về việc áp dụng các công nghệ số vào công tác chuyên môn như: Sổ tay đảng viên, thư điện tử công vụ; ứng dụng quản lý văn bản điều hành, sử dụng chữ ký số chuyên dùng… Sử dụng các nền tảng số C-ThaiNguyen, ThaiNguyen ID… đặc biệt là Đảng bộ Sở Tài chính đã triển khai quán triệt đến tất cả đảng viên tích cực sử dụng ứng dụng Sổ tay đảng viên điện tử; VNeID được cập nhật và chuẩn hóa các thông tin cá nhân.
Hai là kết quả chuyển đối số từ khi thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU đến này
- Nhận thức của cán bộ, công chức ngành Tài chính về chuyển đổi số:
+ 100% cán bộ công chức ngành Tài chính được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; các ứng dụng phần mềm chuyên ngành, được phổ biển, tập huấn đầy đủ, quán triệt, tuyên truyền đến đảng viên, công chức các văn bản các quy định, chích sách của Bộ Chính trị, Chính phủ về chuyển đổi số.
+ Ngoài ra hàng năm Sở Tài chính đã tổ chức các cuộc thi trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của Sở nhằm tuyên truyền việc thực hiện chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính, quản lý tài sản công. Cuộc thi đã diễn ra sôi nổi, thu hút được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tham gia dự thi. Kết quả thống kê 03 năm tổ chức cuộc thi (từ năm 2021 đến năm 2023) có 09/09 huyện, thành phố; trên 80 đơn vị là các Sở, ban, ngành, doanh ngiệp, trường học, bệnh viện,… với hơn 12.000 lượt người tham gia dự thi. Qua đó có thể khẳng định việc tuyên truyền đạt kết quả cao, đồng nghĩa với việc nhận thực chuyển đổi số của cán bộ, công chức được nâng cao toàn diện, rõ rệt.
Hình ảnh trao giải cuộc thi
- Chuyển đổi số trong cải cách hành chính: Sở Tài chính đã ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong công tác cải cách hành chính áp dụng từ các khâu tuyên truyền, hướng dẫn, video, hồ sơ mẫu đảm bảo theo quy định. 100% các thủ tục hành chính được niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Sở và công khai trên Cổng dịch vụ công tỉnh Thái Nguyên, Cổng dịch vụ công quốc gia. Từ khi ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đến nay, các kết quả, thành phần hồ sơ thủ tục hành chính của Sở Tài chính được tiếp nhận và số hoá 100%, đảm bảo theo quy định tại Quyết định số Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính 100% không có hồ sơ chậm, muộn và không có phản ánh, kiến nghị, đơn thư thuộc lĩnh vực giải quyết của Sở Tài chính. Từ 01/01/2021 đến 31/12/2023, Sở Tài chính đã tiếp nhận 6.022 hồ sơ (tiếp nhận trực tuyến), trong đó: hồ sơ từ chối giải quyết là 0; hồ sơ giải quyết trước hạn: 5.538 hồ sơ; hồ sơ giải quyết đúng hạn: 484 hồ sơ, không có sơ giải quyết quá hạn. Trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020, từ năm 2021 đến năm 2023 Sở Tài chính được UBND tỉnh đánh giá, xác định về chỉ số cải cách hành chính luôn nằm trong top từ 2 đến 5 đơn vị có chỉ số cải cách hành chính tốt nhất tỉnh.
- Chuyển đổi số thuộc lĩnh vực Tài chính: Việc thực hiện chuyển đối số ngành Tài chính được Ban giám Sở xác định rõ mục tiêu về xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành về Tài chính, vì cơ sở dữ liệu có thể hiểu là trái tim của chuyển đổi số của ngành Tài chính; nếu không có cơ sở dữ liệu thì các hoạt động của chuyển đổi số thuộc lĩnh vực tài chính đều không có giá trị, không thể phát triển; các ứng dụng, dịch vụ, nền tảng số sẽ “đóng băng” hoặc không được sinh ra; cùng với đó là xác định các điểm nghẽn “chia sẻ dữ liệu” để khắc phục kết nối, chia sẽ dữ liện của ngành, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số được hiệu quả trong lĩnh vực Tài chính. Từ các mục tiêu nêu trên Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh cho triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu như:
+ Phần mềm CSDL về Giá trên địa bàn tỉnh, đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 20/11/2023 Ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu về giá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
CSDL giá tỉnh Thái Nguyên
+ Phần mềm CSDL quản lý ngân sách dự án đầu tư công (PABMIS), đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 06/2022/QĐ-UBND ngày 19/04/2022 về việc Ban hành quy định quản lý vận hành phần mềm ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách dự án đầu tư xây dụng cơ bản PABMIS và chế độ báo cáo vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Phần mềm kho CSDL chuyên ngành (CSDL về Tài sản; Quyết toán ngân sách)…
+ Hạ tầng CNTT và an toàn thông tin: Được Sở Tài chính luôn quan tâm đầu tư bổ sung, thuê dịch vụ đảm bảo vận hành an toàn thông tin phù hợp với quy định. Triển khai các giải pháp phòng, chống Virus và tường lửa (Firewall) để bảo vệ an toàn, an ninh thông tin, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Rà soát thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng hàng năm.
Để đảm bảo việc cập nhật CSDL"đúng, đủ, sạch, sống" Sở Tài chính hàng năm cũng đã tổ chức kiểm tra việc rà soát, cập nhật các CSDL chuyên ngành nêu trên và có thông báo kết luận và Báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện cập nhật dự liệu vào CSDL chuyên ngành Tài chính. Các nền tảng dữ liệu do Sở Tài chính triển khai xây dựng theo hướng tăng cường sự tương thích giữa các cơ sở hạ tầng thông tin của các cơ quan nhà nước, đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu của ngành Tài chính theo quy định…
Để đạt được kết quả nêu trên, Cấp uỷ, Lãnh đạo Sở Tài chính đã thể hiện được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt việc chuyển đổi số của ngành Tài chính, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nội dung như hạ tầng, nền tảng số, nguồn dữ liệu số, đảm bảo an toàn, anh ninh thông tin, nguồn nhân lực…được quan tâm triển khai thực hiện trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, tập trung ưu tiên cho phát triển các ứng dụng số hóa trong hoạt động của chính quyền để đẩy nhanh tiến trình xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030./.
Sở Tài chính